Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Âm hưởng núi rừng






Bạn cũng biết quê tôi ở dưới xuôi, với cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay không một ngọn đồi, không núi. Ước mơ từ bé của tôi là muốn đi đến thật nhiều nơi, biết thật nhiều thứ. Ngày bé tôi chỉ nhìn thấy núi qua chiếc tivi mà thôi, cảnh núi rừng và đồng bào các dân tốc thiểu số có mốt sức hút rất lớn đối với tôi, nó tạo cho tôi sự tò mò muốn biết văn hóa, phong tục tập quán sống của họ như thế nào? cùng các lễ hội, và những nét đặc trưng của từng của.....Đến khi tôi đi học đại học thì tôi cũng quen một sô người dân tộc thiểu số thì tôi thấy thật khác, họ đa số đều không nói được tiếng dân tộc của họ. Lúc này tôi nghĩ chác bây giờ theo người Kinh hết rồi, chắc chỉ còn thế hệ trước mới có thể nói tiếng dân tộc thôi, còn lớp trẻ chắc quên hết gốc rồi. Nhưng nhũng suy nghĩ của tôi đã nhầm khi tôi bắt đầu lên Lào cai, Phú Thọ, Sơn La, Tuyên Quang... tôi bắt đầu bắt gặp những đồng bào dân tộc ở đây như: Thái, Mông, Dao...và tôi thấy họ đều giữ được bản sắc của họ. Bắt đầu lúc này tôi hay dành thời gian để tìm hiểu về các dân tộc nhiều hơn, tôi thương lang thang trên mạng internet để tìm các thông tin về họ: các phong tục tập quán, nơi ở, kiểu kiến trúc nhà ở, các lễ hội truyền thống, nơi phân bố, tiếng nói, tranh phục và cả những bài hát, dân ca, điệu múa của họ. Chính từ đây tôi mới thấy được những nét đẹp trong truyền thống văn hóa, cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Mỗi khi gặp một người nào đó là tôi cố gắng chụp lại những hình ảnh về họ, để lưu lại những hình ảnh đó. Bởi tôi biết rằng nhưng hình ảnh đó ít gặp đi cùng theo sự phát triển cả xã hội hiện đại. Có lẽ nhưng hình ảnh mà tôi in dấu nhất là nhưng cô gai H'mông, Dao, Thái, Tày, trong trang phục truyền thống của họ trong các phiên chọ vùng cao như chợ phiên Bắc Hà-Lào Cai, hay các chàng trai, cô gái ở Na Hang-Tuyên Quang nổi tiếng xinh đẹp. Không biết những bản sắc này còn lưu giữ được bao lâu nữa trong một xã hội ngày nay.